Skip to main content

Làm sao để đo được độ hài lòng của khách? Phần 2: Làm cách nào để tăng tỉ lệ phản hồi và lọc giảm thành kiến/ định kiến trong đánh giá



(Nhấn vào đây để xem phần 1: Các loại khảo sát độ hài lòng của khách thường được sử dụng)

Như đã đề cập ở phần 1, có 3 loại khảo sát, điểm số mà những người làm dịch vụ khách hàng thường để ý tới: NPS, CSAT, và CES. Tuy nhiên, để những chỉ số này có thể cho chúng ta hiểu rõ về trải nghiệm của khách thì người làm dịch vụ cần đảm bảo hai điểm dưới đây:
  • Tỉ lệ phản hồi phải cao
  • Thành kiến, định kiến của khách khi làm khảo sát phải thấp. 
Trước khi đi sâu vào làm sao để nâng cao tỉ lệ phản hồi hay giảm thành kiến, định kiến của khách, một điều chắc chắn chúng ta nên làm là: Định nghĩ thế nào là cao/thấp cho từng trường hợp.

Tiêu chuẩn đo lường benchmark của từng loại khảo sát thường được lấy ở đâu?

What Is a Benchmark? (Definition of Benchmark)

1/ Từ những công ty có khách hàng với lý lịch và hành vi tương đương với khách hàng của chúng ta. 

Thường thì có nhiều công ty nghiên cứu thị trường sẽ đưa công khai những con số này, hoặc những tài liệu này phải mua lại. Nếu chúng ta không có được con số này từ các công ty nghiên cứu thị trường, chúng ta có thể lấy từ kinh nghiệm của bản thân, hoặc các bạn trong team. Nên nhớ, khi lấy từ bản thân và các bạn trong team thì con số này sẽ giới hạn lại về mặt số công ty mình biết được, cũng như thời gian của những con số này được lấy. Chúng ta cũng không ngần ngại nếu con số này chỉ là con số ước lượng.

2/ Từ những con số trong lịch sử của công ty mình để so sánh với con số hiện tại. 

The trend is your friend” ( không có link hình) - SCUE
Nếu như không có được con số của công ty đối thủ, chúng ta có thể dùng con số mình đang có hiện tại để cho thấy độ tăng giảm cũng như có kế hoạch để nâng cao hiệu quả của khảo sát. Khi sử dụng các con số trong lịch sử của công ty, chúng ta nên để ý thêm về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả như: số lượng khách hàng được gửi, lý lịch khách hàng được gửi, và mục đích của gửi khảo sát.
Sau khi chúng ta đã biết được, hoặc hiểu được tỉ lệ phản hồi hoặc thành kiến, định kiến là cao hay thấp, thì chúng ta sẽ có thể dễ dàng lập kể hoạch để nâng cao hoặc giảm các tỉ lệ này.

Làm sao để nâng cao tỉ lệ phản hồi của khách?

Sau khi đã có được thước đo để biết được tỉ lệ phản hồi của khảo sát mình gửi ra là cao hay thấp, bước tiếp theo là tăng tỉ lệ phản hồi lên. Nên chú ý, nếu như nhận thấy tỉ lệ phản hồi quá cao so với các công ty đối thủ thì chúng ta cũng cần nên xem lại liệu có sai số trong cách tính toán hay không. Chúng ta cần phân tích để biết được, yếu tố nào đang ảnh hưởng đến tỉ lệ phản hồi của khảo sát của mình để tìm cách khắc phục.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ lệ phản hồi của khách thường như sau:

1/ Thời gian gửi khảo sát

Thường thì cái này tuỳ vào cách chúng ta gửi khảo sát để biết đoán biết được thời gian thích hợp nhất để khách trả lời khảo sát. Ví dụ như nếu khảo sát gửi qua app của công ty, thì người làm khảo sát cần biết được thời gian khách hàng mở App và sử dụng app nhiều nhất. Tương tự như vậy, nếu khảo sát được gửi qua email của khách thì người làm khảo sát cần hiểu rõ thời gian những người có lý lịch tương tự với khách hàng của mình thường kiểm tra email và đọc email.

How to ask survey questions of liars and pretenders - Marketing Land2/ Nội dung của khảo sát

Nếu như chúng ta đã biết được nên gửi khảo sát lúc nào là tốt nhất, bước tiếp theo là đảm bảo được khách hàng sẽ mở khảo sát ra, và làm khảo sát từ đầu đến cuối. Điều này tương tự với chúng ta nên có tựa đề khảo sát thật bắt mắt, nội dung thật đơn giản và ngắn gọn để khách có kiên nhẫn làm hết khảo sát.

3/ Ý nghĩa của kết quả của khảo sát.

Mình đã từng nghe thấy nhiều khách hàng không đánh NPS hay CSAT của một số công ty vì họ nói: "Đánh làm gì, cuối cùng cũng vậy!". Như vậy, chúng ta cần đảm bảo giữ được ý nghĩa của khảo sát, và đảm bảo khách hàng biết được chúng ta có hành động trên những câu trả lời của họ. Một số những người làm chăm sóc khách hàng sẽ phản biện rằng có khi khách than phiền về quy trình hoặc quy định của công ty, điều mà họ không thể thay đổi được, nên họ cũng không thể làm gì được. Đúng và sai. Vì chúng ta luôn có thể cho khách hàng biết rằng mình có nhận được ý kiến đóng góp, và sẽ truyền tải ý kiến đến các bộ phận liên quan. Một trong những việc có thể làm khách hàng có thêm động lực để đánh khảo sát của mình là gọi điện thoại cho những ý kiến đóng góp cực kì không hài lòng để lấy thêm thông tin. Ở một số công ty, họ dùng mã giảm giá để tặng cho khách tham gia khảo sát, và nhận ra rằng nó có thể tăng thêm định kiến/thành kiến của khách. Làm khảo sát để lấy mã giảm giá vô tình làm thay đổi của ý nghĩa của kết quả khảo sát, nên khách tham gia thường có xu hướng trả lời "cho có". 
Định kiến, thành kiến là khó tránh được, nhưng giảm thiểu nó mới là câu hỏi mà chúng ta cần trả lời

Làm sao lọc được định kiến/thành kiến của khách hàng khi tham gia khảo sát 

1/ Nội dung và cách trình bày của khảo sát:  

Affinity bias
Nếu chúng ta muốn khách có những câu trả lời đúng với thực tế, thì cách đặt câu hỏi nên trung lập, tránh dẫn dắt câu trả lời. Nội dung của khảo sát cũng bao gồm thứ tự của các câu hỏi hay cách để khách trả lời câu hỏi (chọn 1 hay nhiều câu trả lời đúng, thang điểm...) Những câu hỏi đầu tiên có thể làm ảnh hưởng đến cách khách hàng trả lời những câu sau đó. Để tránh định kiến trong thứ tự câu hỏi, chúng ta có thể giảm thiểu các câu hỏi liên quan đến đánh điểm, sắp xếp các câu hỏi ngẫu nhiên hiển thị, hoặc nhóm các câu hỏi theo đừng đối tượng. 
Màu của khảo sát là một trong những yếu tố đầu tiên làm tăng định kiến của khách hàng. Thường chúng ta, ngoài màu của công ty mình, nên để màu trung lập như xám trong khảo sát để tránh  dẫn dắt người đánh giá (trừ khi cố tình như vậy). Xám là màu sẽ không kích hoạt cảm xúc. 

2/ Thay đổi nhóm người khảo sát liên tục:

Nếu có thể, chúng ta có thể thay đổi nhóm người làm khảo sát  để đảm bảo kết quả khảo sát bao gồm ít định kiến nhất. Nhóm người được chọn khảo sát nên có lý lịch giống nhau, và khuynh hướng của trải nghiệm của từng cá nhân cũng nên được theo dõi. 

Nên nhớ, con người luôn có thành kiến khi làm bất kì điều gì, bao gồm cả đánh giá khảo sát của chúng ta, chúng ta chỉ có thể giảm, chứ ko thể hoàn toàn loại bỏ định kiến. 

Kỳ tới: CSAT sẽ cho bạn hiểu gì về khách?

Comments

Popular posts from this blog

Các chỉ tiêu của ngành chăm sóc khách hàng. Phần 1: Nhân viên chăm sóc khách hàng thường cần đạt những chỉ tiêu nào?

 Để đổi không khí cho chuỗi bài về độ hài lòng của khách, hôm nay mình sẽ bắt đầu chuỗi bài mới, nói về các chỉ tiêu của ngành chăm sóc khác hàng. Thường thì sẽ có những chỉ tiêu khác nhau để nói về một đội ngũ chăm sóc khách hàng làm việc có hiệu quả hay không. Với vai trò quản lý, chúng ta thường nhìn và so sánh giữa các đội của các nước khách nhau (nếu công ty có tại nhiều khu vực), các đội trong cùng 1 nước nhưng khác quản lý, cũng so sánh giữa từng bạn chăm sóc khách hàng với nhau. Trước khi dùng một con số gì để định nghĩa mình có đang tốt hay không, các nhà quản lý đừng quên làm benchmark. Cách làm benchmark thì mình đã có đề cập ở bài trước:  Làm cách nào để tăng tỉ lệ phản hồi và lọc giảm thành kiến/ định kiến trong đánh giá . Nhân viên chăm sóc khách hàng (CS) thường cần đạt những chỉ tiêu nào? CS cũng như những bộ phận dịch vụ khách hàng khác. Khi đánh giá hiệu quả, nhà quản lý thường nhìn vào chất lượng của nhân viên, độ hài lòng của khách cho nhân viên đó, và hiệ

Làm sao để đo được độ hài lòng của khách? Phần 1: Các loại khảo sát độ hài lòng của khách thường được sử dụng

Là một người làm dịch vụ, chắc chắn điều mà toàn bộ chúng ta muốn biết nhất là: làm cách nào để biết trải nghiệm của khách như thế nào khi sử dụng dịch vụ của mình? Khi khách hàng không hài lòng, với người làm chăm sóc khách hàng, mình cũng muốn biết là điều gì khiến khách không hài lòng, có phải do nhân viên chăm sóc khách hàng, hay quy trình của công ty, hay là sản phẩm/dịch vụ của công ty...? Phần đầu của chuỗi bài về đo độ hài lòng của khách, mình xin được liệt kê và giới thiệu ngắn gọn 3 loại khảo sát mà thường được sử dụng ở các công ty để đo độ hài lòng của khách, trong các bài sau, mình sẽ đi chi tiết hơn.  1/ NPS (Net Promoter Score) - Chỉ số đo lường độ hài lòng của khách  Chỉ số đo lường độ hài lòng của khách thường được sử dụng để hiểu thêm về độ trung thành của các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của mình. Thường chỉ số này có thang điểm từ 1 đến 10, giúp các công ty xác định được 3 loại khách hàng:  Promoter (cho 9-10 điểm): những khách hàng trung thành, những ngư

Banyan Tree - A sad story for customer experience

Covid makes traveling and enjoying the world harder than ever. Luckily, in Vietnam, we, the hodophiles, at least have the luxury of traveling within the country. The current situation helps us to focus more on local tourism.  We chose Banyan Tree ( more information here ) as one of our destinations due to the famous beauty of Lang Co seaside. Banyan Tree is also trusted as the group has experience in the hotel industry for a great amount of time. Despite all the facts and Banyan Tree’s reputation, our trip there surprisingly turned into our worst nightmare. We planned to have a 3-day-2-night stay at Banyan Tree starting from the 9th of March. The trip started when the resort team did not receive the information of our arrival and we had to call to remind them before we fly. As soon as we complained, we saw the hotel crew’s effort to win back our experience. Big thanks to our villa manager, Ms Lan.  Nem l However, all her work was destroyed when we discovered the dish “Nem Lụi” we had o